image banner
Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đề thi HSG môn Văn cấp trường năm 2019
Đề thi HSG

SỞ GĐ&ĐT TỈNH LÀO CAI

TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẢO THẮNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

Năm học 2019 - 2020

Môn thi: Ngữ văn

 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi gồm 02 câu, 01 trang)

 

 

 

Họ tên thí sinh:........................................................

Số báo danh:...........................................................

 

 

 

Câu 1 (8,0 điểm).

         Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh.
          
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên?   

 

 

Câu 2 (12 điểm).

Bàn về thơ, R.Tagore viết: "Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong".

Anh /chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

 

 

----------HẾT----------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ GĐ&ĐT TỈNH LÀO CAI

TRƯỜNG THPT SỐ 1 BẢO THẮNG

 

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

Môn: Ngữ văn

(Đáp án – thang điểm gồm có 04 trang)

 

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

 

Trình bày suy nghĩ về vấn đề “Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh”.

8.0

 

 

Yêu cầu chung

 

 

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình để làm bài.

- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

1.0

 

Yêu cầu cụ thể

 

1

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

0,5

2

a.

Thân bài

Giải thích ý kiến

1.0

 

 

 

 

+ "Cuộc sống bị nhuốm màu đen": chỉ cuộc sống tối tăm, gặp nhiều sóng gió, khổ đau, bất hạnh, không hy vọng.

+ "Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh" (tạo nên một bầu trời đêm thật đẹp): chủ động, tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan biến những đau khổ thành niềm vui, thành công và hạnh phúc.
=> Ý nghĩa: Dẫu cuộc sống có tối tăm, đau khổ, bất hạnh đến đâu, mỗi con người cần chủ động thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

0.5

 

 

 

 

0.5

b.

Bàn luận, chứng minh

5.0

 

+ Cuộc sống luôn có nhiều chông gai, thử thách, bất trắc do yếu tố khách quan, chủ quan mang đến với những tác động rủi ro, khiến con người cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng.

+ Dù cuộc sống có đen tối, khổ đau nhưng con người không được bi quan, buông xuôi, đầu hàng số phận. Trong khó khăn, thử thách, con người nhận thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, có điều kiện tôi luyện bản lĩnh, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm,... làm tiền đề cho những thành công, hạnh phúc sau này.

+ Con người cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, tự quyết định cuộc sống của mình. Bằng sự nỗ lực cố gắng, dũng cảm vượt qua thử thách, khổ đau, với ước mơ, hoài bão và những suy nghĩ, hành động tích cực, mỗi con người phải luôn hướng về phía trước để, vượt lên số phận, bước qua nỗi đau, không khuất phục trước những sóng gió trong cuộc đời để đạt được hạnh phúc cho mình, làm thay đổi cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn

+ Nếu không dám đương đầu và vượt qua những thất bại, khổ đau thì con người sẽ bị nhấn chìm, gục ngã, mãi sống trong bất hạnh và sự tăm tối.

=> Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, sâu sắc, như một lời gợi mở, nhắc nhở về một phương châm sống tích cực khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

0.5

 

 

1.0

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

0.5

 

 

+ Không phải lúc nào sự cố gắng cũng dẫn đến thành công, nhưng luôn nỗ lực và lạc quan ( cầm bút và vẽ những vì sao lấp lánh) trong mọi hoàn cảnh để không ân hận khi gặp thất bại.

+ Phê phán những người không có ý chí, tinh thần vượt khó, sống yếu đuối, cam chịu...hoặc có những hành động việc làm nhằm thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối theo theo hướng tiêu cực.

Lấy dẫn chứng minh họa cho các luận điểm.

0,5

 

 

0,5

 

c.

Bài học nhận thức và hành động

1.0

 

+ Cuộc sống có thể đổ lên đầu bạn những rủi ro, tai ương, và đôi khi chúng ta lâm vào bế tắc

+ Phải có ý chí, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên những khó khăn, gian nan phía trước.

 

 

3

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, rút ra bài học cho bản thân

0.5

 

 

Bàn về thơ, R.Tagore viết: "Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong".

Anh /chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

12

 

 

Yêu cầu chung

 

 

 

a) Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một vân đề lí luận văn học; lập ý rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt sáng rõ, lưu loát, không mắc các lỗi về từ ngữ, chính tả, ngữ pháp.

b) Yêu cầu về kiến thức:

– Nắm vững kiến thức lí luận về đặc trưng cơ bản của thơ.

– Có những kiến thức về các tác phẩm thơ trong chương trình THPT để chứng minh cho nhận định.

– Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song phải đảm bảo các ý cơ bản sau:

 

 

 

Yêu cầu cụ thể

 

 

1.

Mở bài : Giới thiệu vấn đề nghị luận

0,5

 

2

Thân bài

a. Giải thích:

- “Nụ cười và nước mắt”: Nụ cười là biểu hiện của niềm vui, nước mắt là biểu hiện của nỗi buồn. Tuy nhiên, có khi khóc lại là sự bộc lộ của niềm hạnh phúc lớn lao, có khi sau nụ cười chua chát lại là những giọt nước mắt đắng cay. Nhưng khóc hay cười đều biểu hiện một trạng thái hay một nỗi niềm bên trong, thể hiện sự xúc động mãnh liệt của con người.

- Thơ “cũng như nụ cười và nước mắt”: Thơ ca là tiếng nói tâm hồn, tiếng nói của tình cảm con người. Thơ là sự bộc lộ thế giới nội cảm, thể hiện những rung động mãnh liệt, những trăn trở, ngẫm suy của thi sĩ trước cuộc đời.

- "Cái gì đó hoàn thiện từ bên trong" mà R.Tagore muốn nói chính là cảm xúc đã đến độ chín, chiều sâu tư tưởng và những khát khao, trăn trở của nhà thơ trước con người, cuộc đời.

“Sự hoàn thiện” chính là sự thống nhất giữa tư tưởng và tình cảm trong thơ, giữa nội dung và hình thức thể hiện, hướng con người đến Chân – Thiện – Mĩ.

=> Câu nói của R.Tagore "Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong" đề cập vấn đề bản chất của sáng tạo thơ ca, vai trò của cảm xúc và tư tưởng trong thơ.

 

 

1,0

 

 

b. Bình luận : Khẳng định ý kiến của R.Tagore hoàn toàn đúng đắn:

 Xuất phát từ đặc trưng của thể loại thơ và từ quy luật chung của sáng tạo nghệ thuật:

+ Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, phản ánh cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của chủ thể trữ tình – người nghệ sĩ.

+ Đặc trưng cơ bản của thơ là tiếng nói của cảm xúc. Khi rung động sâu sắc với cuộc sống, trong những trạng thái vui, buồn ở mức thăng hoa, con người có nhu cầu bộc lộ tình cảm, khi đó, người ta cần đến thơ. “Khi tình cảm tự tìm cho mình một hình thức để bộc lộ ra ngoài thì ta có thơ”(Tagore).

+ Cảm xúc trong thơ đa dạng, phong phú với những trạng thái vui, buồn, sung sướng, đau khổ, phẫn nộ, lo âu, trăn trở, … nhưng tất cả đều xuất phát và hướng tới con người, cuộc đời.

+ Tình cảm trong thơ phải đạt đến độ chân thành, mãnh liệt. Thơ không chấp nhận thứ tình cảm giả tạo, mờ nhạt. Nếu nhà thơ không viết bằng tâm huyết, bằng nước mắt, bằng máu của chính mình, không sống sâu sắc với những tình cảm của con người thì thơ sẽ thiếu sức sống, câu thơ sẽ chỉ còn là xác chữ. Thiếu tình cảm, cảm xúc, thơ chỉ còn là trò chơi - kĩ xảo ngôn từ.

+ Thơ phải đạt đến sự hoàn thiện về tình cảm và tư tưởng. "Thơ là tình của tình nhưng không phải là những cảm xúc hời hợt mà là lý trí đã chín muồi nhuần nhuyễn. Bài thơ bao giờ cũng gói ghém bên trong một chiều sâu suy nghĩ, chứa đựng ít nhiều chân lý tinh tế của cuộc đời" (Phương Lựu). Nếu thơ chỉ thiên về cảm xúc, bài thơ sẽ thiếu chất trí tuệ, thiếu sự suy tưởng triết lí mang tính khái quát về cuộc sống.

+ Thơ phải đạt đến sự hoàn thiện về nội dung và hình thức biểu hiện. Để có thể lay động lòng người, nội dung cảm xúc, tư tưởng phải được truyền tải bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo, mang tính thẩm mỹ thể hiện trên các phương diện: thể loại, ngôn ngữ thơ, hình ảnh, tứ thơ…

4,0

 

 

c. Chứng minh:

Lựa chọn những bài thơ mà mình tâm đắc nhất trong chương trình THPT để làm sáng tỏ ý kiến trên. Trong đó, cần làm rõ:

- Hoàn cảnh cảm hứng, cảm xúc – tư tưởng chủ đạo của bài thơ để cảm nhận và lí giải sự mãnh liệt trong cảm xúc – tư tưởng của tác giả khi sáng tạo.

- Cảm nhận và làm rõ cảm xúc mãnh liệt, suy tư sâu lắng về con người, cuộc đời của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm thông qua hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu, tứ thơ, …

- Khẳng định chính sự mãnh liệt, chín muồi trong cảm xúc – tư tưởng, sự thăng hoa của lời thơ đã làm nên sức sống bền lâu của tác phẩm trong lòng bạn đọc.

5,0

 

 

d. Đánh giá mở rộng, nâng  cao

+ Bài học cho nhà thơ: phải biết đề cao và nuôi dưỡng tình cảm, cảm xúc trong sáng tạo nghệ thuật. Nhà thơ phải biết sống đẹp, sống sâu sắc với con người, cuộc đời, “phải mở rộng hồn ra đón lấy những vang động của đời”, biết yêu thương, đồng cảm với buồn vui nhân thế; phải biết cách làm lây lan cảm xúc ấy cho bạn đọc bằng nghệ thuật của thơ ca.

+ Bài học cho người đọc thơ: biết “lấy hồn tôi để hiểu hồn người” để đồng cảm, tri âm với tác phẩm, với nhà thơ.

1,0

 

3.

Kết bài : Khẳng định lại vấn đề

0,5

 

Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều cách nhìn nhận và thể hiện khác nhau về ý kiến trên miễn là bài viết đủ sức thuyết phục, chặt chẽ, lôgic; giám khảo căn cứ trên bài làm thực tế của thí sinh để đánh giá, cho điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin khác